Khàn tiếng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng nhỏ ấy lại có thể là dấu hiệu của những tổn thương nặng hơn ở vùng thanh quản. Vậy nguyên nhân khan tiếng là do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viêt sau đây.
-Thường gặp ở những người có công việc thường phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rất dễ mắc bệnh trên . Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng.- Khàn tiếng ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.Tỷ lệ người mắc khàn tiếng do nguyên nhân này khá cao. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi dị ứng (chủ yếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày... Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.
Ung thư dây thanh:Thường gặp ở người khoảng 40 tuổi, hút thuốc lá nhiều, kéo dài, khàn tiếng ngày càng tăng, thỉnh thoảng ho khan, giai đoạn sau ho khạc ra máu; giọng nói cứng, sút cân. Nội soi phát hiện u, sùi niêm mạc dây thanh, giai đoạn trễ có thể ung thư xâm lấn vào xoang lê, thực quản gây nuốt đau, nuốt vướng. U chèn ép vào khí quản gây khó thở. Nếu phát hiện sớm nên điều trị bằng phẫu thuật cắt u và xạ trị , bệnh gần như khỏi.
Lao thanh quản: Hay gặp sau một lao phổi (55%) hoặc lao hạch, tuổi từ 20-40. Lao thanh quản chia ra ba giai đoạn:- Nói khàn, giọng đôi, dần dần mất tiếng, ho khan. - Nội soi : thấy thanh quản bạc màu, sụn phễu màu đỏ.Giọng trầm, thấp, run run, khó thở, tiếng nói rè.- Nội soi :có thể thấy tổn thương lao và các hạt lao trên dây thanh.Bệnh nhân mất giọng, nuốt rất đau đớn, không ăn uống được.Giai đoạn trễ có thể dẫn đến sẹo hẹp thanh- khí quản, gây khó thở.- Nội soi :có thể thấy tổn thương sùi, loét, giả mạc trắng, bề mặt tổn thương “dơ” và các hạt lao trên dây thanh, thường có kèm theo lao phổi, bệnh nhân sẽ được sinh thiết ra giải phẩu bệnh lao và sẽ được điều trị kháng lao.
Nấm thanh quản: Ngoài biểu hiện hay gặp là chứng khàn tiếng kéo dài có thể xuất hiện thêm triệu chứng như ngứa cổ và ho từng cơn, những cơn ho có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, ho khan hoặc ho có đờm xanh vàng nếu kèm theo bội nhiễm. Dù đã thực hiện các cách chữa ho nhưng không khỏi thì trường hợp này cần lưu ý. Nếu không được điều trị kịp thời, các bào tử nấm xâm nhập dần vào lớp tổ chức dưới niêm mạc tạo thành khối nấm giả u gây khó thở, khó nuốt, thậm chí thở rít.
Lõm dây thanh: Lõm dây thanh (hay còn gọi là rãnh dây thanh) là bệnh lý gây ra do thiếu hụt hay mất đi lớp mô đặc biệt phủ trên dây thanh, lớp mô này phủ trên bề mặt dây thanh có tác dụng phát ra âm thanh khi rung . Sự thiếu vắng các mô này là nguyên nhân làm rối lọan giọng nói, gây "giọng mái" (Nam nói giọng nữ và ngược lại).Có 2 nguyên nhân gây lõm dây thanh là do sự rối lọan phát triển xảy ra lúc tuổi vị thành niên khi thanh quản phát triển đến kích thước trưởng thành và nguyên nhân khác nữa là các trường hợp bị nang dây thanh, polyp dây thanh ... để lâu không điều trị hoặc điều trị không đúng phương pháp, hay Bác Sỹ phẩu thuật thực hiện sai sót.
Thoái hóa dạng bột khí phế quản (Amyloidosis): Thoái hóa dạng bột khí phế quản (Amyloidosis) làm khàn tiếng kéo dài, kèm khó thở và ho ra máu tiến triển. Bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng các cơ quan khác ngoại trừ ở đường hô hấp trên với ù tai, chóng mặt và chảy máu mũi. Thoái hóa dạng bột khí phế quản là bệnh hiếm gặp nhưng cần lưu ý để có thể chẩn đoán và điều trị tốt hơn tại Việt Nam.
Sau khi nhận thấy triệu chứng khàn tiếng kéo dài mà không hỏi, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán thật chính xác, tìm ra nguyên nhân và chữa khàn tiếng kịp thời nhất có thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét