Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, người hay hút thuốc lá và nhất là trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm họng hạt nhất. Sức đề kháng của bé còn yếu nên khi mắc bệnh cũng rất khó khăn để điều trị. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này cho bé nhé!
Thế nào là viêm họng hạt?
Viêm họng hạt là biến chứng của viêm họng cấp tính, do những yếu tố cá nhân đó là không thường xuyên vệ sinh răng miệng, bị sâu răng kéo dài nhưng chưa điều trị, viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang. Khi bị viêm họng hạt phía sau thành họng của người bệnh thường xuất hiện các hiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau.
Biểu biện khi mắc viêm họng hạt
Nếu như bị viêm họng hạt, người bệnh sẽ có các triệu chứng viêm họng như: ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu (nhưng không sốt). Bệnh không nặng nhưng gây khó chịu, nhất là trong giao tiếp. Bệnh kích thích họng gây khó chịu. Người bệnh lúc nào cũng thấy vướng trong họng, ngứa họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ một tiếng mới hết; và chỉ một lúc sau (vài giờ, thậm chí chỉ mấy phút) lại bị ngứa họng, lại phải đằng hắng hay ho nhẹ một cái. Bệnh diễn biến một thời gian dài (vài tháng, có khi vài năm). Tình trạng ngứa họng ngày càng nặng hơn, việc đằng hắng không còn tác dụng nữa. Bệnh nhân ho khan, thường không có đờm, có lúc phải ho cả tràng, thậm chí ho dài không kịp thở.
Đối tượng nào dễ mắc viêm họng hạt?
Hầu như ai cũng có thể mắc phải viêm họng hạt, ví dụ như những người viêm mũi, viêm xoang, hoặc hay hút thuốc lá… Trẻ em cũng rất dễ mắc phải viêm họng hạt vì sức đề kháng vẫn còn yếu, nhất là trong thời điểm thời tiết giao mùa, trời trở lạnh, không khí trở nên ẩm ướt, vi khuẩn rất dễ tấn công gây nên các bệnh liên quan đến hô hấp.
Cách điều trị viêm họng hạt
Để điều trị bệnh viêm họng hạt trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh, phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này. Nếu bệnh nặng có thể dùng đến cách đốt các hạt bằng hóa chất.
Phòng chống viêm họng hạt cho bé
Dù người lớn là đối tượng dễ mắc viêm họng hạt, nhưng các bé với sức đề kháng yếu cũng rất dễ mắc bệnh, để phòng chống cho bé mẹ nên:
– Vệ sinh họng, răng, miệng cho bé hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
– Cần đeo khẩu trang cho bé khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho bé đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
– Tránh cho bé uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 280C.
– Tập cho bé thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
– Khi bé mắc bệnh về răng, miệng, viêm xoang, mũi… cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
– Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
– Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét