Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Bài thuốc dân gian trị ho có đờm từ cải bẹ xanh

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày. Ngoài ra, ít ai biết cải bẹ xanh có tác dụng chữa ho có đờm rất hay. Dưới đây là bài thuốc trị ho có đờm tử cải bẹ xanh, mọi người có thể tham khảo nhé.

Bài thuốc dân gian trị ho có đờm từ cải bẹ xanh

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

3 loại thảo dược chữa ho hiệu quả nhanh chóng

Ngày nay, để trị ho, người ta thường ưa chuộng những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc hơn. Tác dụng của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như bạc hà, tần dày lá, gừng, tràm…Dưới đây là cách chữa ho với bạc hà, gừng và tràm rất hiệu quả bạn có thể áp dụng tại gia.

3 loại thảo dược chữa ho hiệu quả nhanh chóng

Chữa ho hiệu quả với bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, trị viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.

Chữa ho hiệu quả với gừng

Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở VN cũng như trên thế giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm và giảm đau.

Chữa ho hiệu quả với tràm

Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh dầu tràm chứa eucalyptol là một hoạt chất có tính sát trùng, dùng rất tốt để chữa ho, kích thích tiêu hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương.

Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại từ các thành phần thiên nhiên đang rất được chú trọng, đặc biệt là sự kết hợp các thành phần hoạt chất trích tinh từ các cây thuốc, vị thuốc thiên nhiên.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Nguyên tắc súc họng bằng nước muối để chữa viêm họng

Việc sử dụng nước muối để sát khuẩn họng thường được dùng đối với các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm amidan, viêm họng,...và điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, việc làm này cũng phải tuân theo một số nguyên tắc sau.

Không nên pha nước muối quá mặn.
-  Khi chữa bệnh viêm họng bằng cách dùng nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). 

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

5 cách chữa viêm họng đơn giản và hiệu quả

Viêm họng gây ra không ít khó khăn trong việc giao tiếp cũng như hoạt động ăn uống hằng ngày của chúng ta.
Đó là nhiều người đang quan tâm và lo lắng về các biến chứng của bệnh viêm họng khi chưa trị kịp thời gây ra nhiều biến chứng bệnh viêm họng nguy hiểm: viêm phổi cấp, viêm phế quản, viêm xoang... Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa về cách chữa bệnh viêm họng cực hay đẩy lùi ngay bệnh viêm họng.


1. Cách chữa viêm họng cực hay - Ăn súp gà

- Viêm họng khiến sưng tấy ở cổ, cảm thấy đau rát làm cho việc hấp thụ thức ăn diễn khó khăn nhưng súp gà không những làm giảm đau rát cổ, sưng viêm mà giúp cơ thể hấp thu dễ dàng thức ăn khi bị bệnh viêm họng.
- Trong súp gà có một hàm lượng lớn các sodium giúp kháng viêm, hạn chế các hoạt động vi khuẩn giúp đẩy lùi mệt mỏi, khó chịu của bệnh viêm họng. Mặt khác súp gà là món ăn ngon, phương thuốc cổ truyền giúp bồi dưỡng cơ thể một cách tốt nhất khi bị bệnh.

Cách chữa viêm họng đơn giản bằng lá tía tô

Viêm họng, ho và viêm amidan là 2 căn bệnh về đường hô hấp thường gặp phải ở nước ta nhất là khi thời tiết trở trời. Để đối phó vơi chúng, trong dân gian có nhiều cây thuốc có thể trị viêm họng hiệu quả. Cây tía tô là một trong số đó, cùng xem cách chữa viêm họng bằng cây tía tô được thực hiện như thế nào nhé!

Viêm họng làm chúng rất khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần làm việc, giải trí.. các triệu chứng kèm theo: đau rát vùng cổ họng, cản trở việc giao tiếp, khó ăn,.. Tưởng như đơn giản, nhưng nếu không chữa trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng bệnh viêm họng mà bạn không lường trước được. Dưới đây, xin chia sẻ cùng các bạn cách chữa bệnh viêm họng theo kinh nghiệm của người trong dân gian từ lá tía tô. 

5 cách chữa viêm họng từ nguyên liệu trong nhà bếp

Thời tiết giao mùa, người già, sức đề kháng kém rất dễ bị viêm họng. Nhiều người thường dùng kháng sinh, nhưng trong một vài trường hợp không nhất thiết phải dùng mà có thể chữa bằng một số bài thuốc thân thuộc, dễ tìm từ căn bếp nhà mình.

Xem thêm:

3 cách chữa viêm họng từ nguyên liệu trong nhà bếp

1. Rau diếp cá: 

Bạn cũng có thể dừng ít rau diếp cá say nhiễn, lọc lấy nước rồi lấy 1 ít nước gạo đặc. Bạn đun 2 thứ nước này lên, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa cốc cũng rất hiệu nghiệm.

2. Gừng:

Là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh viêm họng, cho 2 thìa gừng thái chỉ vào một chén nước sôi, để khoảng 10 phút và dùng khi bị viêm họng. Đây là cách chữa ho, viêm họng do cảm lạnh rất tốt.

3. Mật ong:

Được cho là một lựa chọn tốt cho người bị viêm họng, bởi nó có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích, giảm những cơn ho. Người bị viêm họng có thể cho một thìa cà phê nhỏ mật ong vào họng ngậm khoảng 3-5 phút, hòa một chút mật ong với nước ấm để uống, hoặc hấp cách thủy mật ong với quất và lá húng chanh để ngậm hàng ngày.

4. Nước chanh: 

Đun nóng một cốc nước chanh vắt rồi uống nhâm nhi từng ngụm nhỏ. Cứ 30 phút thì súc họng một lần từ 3 - 5 phút sẽ trị viêm họng rất hay.

5. Nước ép khoai tây: 


Bạn súc họng mỗi ngày một vài làn bằng nước khoai tây ép tươi cũng rất tốt khi bị viêm họng.

Chúc bạn thành công!

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Thiên hoa phấn trị viêm họng, viêm amidan hiệu nghiệm

Theo y học cổ truyền, thiên hoa phấn có vị ngọt, chua, tính hàn; có công dụng thanh phế nhiệt, nhuận phế hóa đờm, sinh tân, giải độc... thường dùng chữa sốt nóng, miệng khô rát, lở ngứa, viêm tấy.
Xem thêm:
Thiên hoa phấn trị viêm họng, viêm amidan hiệu nghiệm

Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu. Cây qua lâu còn có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca. Qua lâu thuộc loại dây leo, có rễ củ thuôn dài như củ sắn, lá giống lá gấc, hoa đơn tính màu trắng, quả hình cầu, màu lục có sọc trắng, khi chín có màu đỏ.
Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu - đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô để làm thuốc.

Một số bài thuốc dùng thiên hoa phấn

1/Chữa viêm amidan mãn tính

Thiên hoa phấn 8g; sinh địa 16g; hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì, mỗi vị 8g; xạ can 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng 5-7 ngày.

2/Chữa ho do nhiệt: 

Thiên hoa phấn 30g, gạo tẻ 100g. Sắc thiên hoa phấn, bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nước thuốc nấu cháo ăn trong ngày, có tác dụng thanh phế, chỉ khát, sinh tân dịch... chữa ho do nhiệt hiệu quả.

3/Sốt nóng do viêm họng, miệng khô khát: 

Thiên hoa phấn 8g, rễ cây ké lớn đầu 8g, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống 1 lần trong ngày chữa viêm họng hiệu quả.

4/Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: 

Thiên hoa phấn 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 ngày 1 liệu trình.

5/Hỗ trợ điều trị thấp khớp: 

Thiên hoa phấn, thổ phục linh, cốt toái bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt, mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 10 ngày 1 liệu trình.

6/Phụ nữ mới sinh sữa không xuống: 

Thiên hoa phấn đốt tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 16-20 viên đến khi sữa xuống. Hoặc: Thiên hoa phấn, sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; bạch thược 12g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không dùng thiên hoa phấn cho người có tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai.
Xem thêm nhiều cách chữa viêm amidan hiệu quả

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Nguyên nhân khàn tiếng là do đâu


Khàn tiếng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, đôi khi những triệu chứng nhỏ ấy lại có thể là dấu hiệu của những tổn thương nặng hơn ở vùng thanh quản. Vậy nguyên nhân khan tiếng là do đâu? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viêt sau đây.

 -Thường gặp ở những người có công việc thường phải nói nhiều, nói to như giáo viên, phát thanh viên, người bán hàng, diễn viên kịch... rất dễ mắc bệnh trên . Biểu hiện thường thấy là khàn tiếng hoặc mất tiếng.- Khàn tiếng ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, có người thậm chí phải nghỉ việc, bỏ nghề.Tỷ lệ người mắc khàn tiếng do nguyên nhân này khá cao. Bệnh liên quan tới nhiều yếu tố nguy cơ như thời gian làm việc kéo dài, cường độ của giọng lớn, thói quen hút thuốc lá, uống rượu hoặc mắc một số bệnh kèm theo như viêm mũi dị ứng (chủ yếu là các viêm xoang sau), viêm amidan, viêm dạ dày... Những người làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, bụi bẩn, độc hại, nhất là bụi than và bụi hóa chất... cũng dễ mắc bệnh.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Thực phẩm chữa viêm họng bạn không nên bỏ qua

Ngoài việc dùng các loại thuốc Tây hay dùng cách chữa viêm họng bằng Đông y thì một số loại thực phẩm cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng rất hiệu quả. Hãy cùng tham khảo 2 loại thực phẩm chữa viêm họng tốt nhất trong bài viết sau.
 1. Quả Trám
 - Quả trám là loại quả có tác dụng chữa rất hiệu quả, được người trong dân gian sử dụng làm vị thuốc để chữa viêm họng
- Quả trám có chứa một hàm lượng lớn các hydrat cacbon, beta - caroten, acid oleannolic, các khoáng chất caxin, kali, phospho, magie, đồng,... giúp điều trị sưng đau họng, ho có nhiều đờm, các triệu chứng nóng sốt do viêm họng gây nên, đau viêm họng,...

Bị viêm amidan phải làm gì

Nhiều người thường mắc phải viêm amidan và không thể chữa trị dứt điểm do thiếu kiến thức về căn bệnh này. Và việc không điều trị kịp thời, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sau mà cắt amidan là một dẫn chứng. Vậy khi phát hiện mình bị viêm amidan cần phải làm gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn trong bài viết sau.
 Đau trong họng (có khi rất đau, có thể kéo dài hơn 48 giờ) và có thể kết hợp với khó nuốt. Đau có thể lan lên tai; họng đỏ, amidal sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng; có thể sốt cao; có thể sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu; có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.
- Nếu đau họng là do nhiễm virut thì triệu chứng thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.

3 bài thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả

Viêm họng gây ra không ít phiền toái cho người mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bé quấy khóc thường xuyên làm các mẹ lo lắng. Dùng thuốc Tây thường rất hại, do đó, các mẹ nên tham khảo các mẹo trị viêm họng cho bé bằng các bài thuốc nam ngay sau đây.
Sen cạn
Sen cạn mọc nhiều ở Việt Nam, được trồng làm cảnh, làm rau ăn và làm dược liệu để chữa bệnh.Theo Đông y, sen cạn có vị cay, chua; tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, nhuận trường, là thuốc trị ho và chữa được bệnh hoại huyết, giảm viêm sưng vòm họng.
Dùng lá sen làm thuốc nam chữa viêm họng: Lá sen cạn tươi 20 – 30g giã nhỏ, hãm với 100ml nước sôi trong 5 – 10 phút. Chia 2 – 3 lần uống sau bữa ăn. Phương pháp này giúp chữa chứng viêm đau họng, mũi chảy dịch, nghẹt mũi,...


Cách chữa viêm họng khi mùa đông đến

Mùa đông khí hậu lạnh khiến nhiều người bị viêm họng. Áp dụng những cách dưới đây có thể giúp bạn loại bỏ cảm giác đau rát, khó chịu nơi cổ họng hiệu quả.

Xem thêm:


Cách chữa viêm họng khi mùa đông đến

Cách chữa viêm họng khi mùa đông đến

Nước muối giúp sát khuẩn, trị viêm họng

Súc miệng nước muối 3- 4 lần/ ngày để làm sạch họng cũng là cách để điều trị viêm họng.

Tỏi trị viêm họng vào mùa đông rất hiệu quả

Trong tỏi có chứa allicin – một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó khiến cho tỏi được coi là một loại kháng sinh tự nhiên, giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi và trị viêm họng.
Bạn có thể ăn tỏi nhiều lần trong ngày, bao gồm ăn tỏi sống, ép lấy nước pha vào nước uống, cho vào nước chấm…

Bạc hà giúp điều trị viêm họng

Bạc hà vị cay, tính ấm, tính mát, không độc, có tác dụng thông phế khí, giải ban, tán hàn, giải biểu, thông thần kinh, thanh nhiệt, hóa đờm, tiêu thức ăn, giải cảm nắng, đau bụng, đầy bụng, tiêu viêm….
Lấy một nắm húng cay tươi rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối, cho thêm một ít nước sôi để nguội, hòa đều, vắt lấy nước. Ngậm nước thuốc trên trong miệng khoảng 10- 15 phút rồi nuốt dần. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm viêm họng nhanh chóng và hiệu quả.

Chữa viêm họng bằng nghệ

Nghệ cũng dùng để chữa viêm họng hiệu quả. Lấy một nửa cốc nước nóng, thêm một ít muối vào, sau đó cho nửa thìa bột nghệ rồi khuấy đều và uống ngày một lần, liên tục trong 3 ngày. Cách này rất hiệu quả để bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm.

Cam thảo giúp điều trị viêm họng hiệu quả

Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau viêm họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn.

Xoa bóp cổ họng với dầu nóng

Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm các triệu chứng viêm họng.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Bài thuốc trị viêm họng từ cây rau lủi

Thời tiết chuyển mùa là giai đoạn bệnh viêm họng bùng phát. Với bài thuốc trị viêm họng từ cây rau lủi dưới đây, hy vọng mọi người có thể chữa khỏi căn bệnh viêm họng cho mình một cách nhanh chóng nhé.

Bài thuốc trị viêm họng từ cây rau lủi

Công dụng chữa bệnh của rau lủi

Rau lủi còn có tên gọi khác là kim thất thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1m, thân nhẵn với nhiều cành. Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng như mùi thuốc Bắc. Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn và làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.

Theo Đông y, rau lủi có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, cầm máu tốt, điều hoà huyết áp, điều hoà kinh nguyệt, giải độc…

Bài thuốc trị viêm họng từ cây rau lủi

1/Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: 
Nhai vài lá rau lủi, ngậm nước nuốt dần làm giảm các triệu chứng viêm họng hiệu quả.
 
2/Trị viêm phế quản mạn: 
Nấu canh rau lủi với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.

3/Ngoài ra, rau lủi còn chữa được nhiều căn bệnh khác như:
 – Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Nhai nuốt mỗi lần 7 – 9 lá rau lủi, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác. – Trị khí hư, bạch đới: Rau lủi 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
– Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau lủi rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức. – Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau lủi và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày. – Trị đái dắt, đái buốt: Sắc rau lủi chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày. – Trị đái dầm ở trẻ: Nấu canh rau lủi cho trẻ ăn hằng ngày vào buổi trưa. – Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày. – Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau lủi hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ tốt.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Chữa viêm amidan không dùng thuốc

Có rất nhiều cách để trị viêm amidan, những loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho các bệnh về đường hô hấp thông thường như: bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng,...Nhưng chúng thường gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Hãy thử chữa viêm amidan bằng các bài thuốc nam sẽ an toàn hơn cho bạn đấy!
1.Nguyên nhân mắc viêm amidan
      – Do uống nước lạnh khi  trời lạnh và khi vừa hoạt động
      – không mặc ấm khi đi ra đường vào mùa đông
      – Không vệ sinh tay chân , răng miệng sạch sẽ
2.Các cách điều trị viêm amidan
Ở nước ta có rất nhiều các bài thuốc dân gian để chữa trị các bệnh . Vâng đối với viêm amidan này cũng vậy trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc  .  Mình sẽ giới thiệu cho các biết một số bài thuốc dân gian chữa viêm amidan :
Bài thuốc đầu tiên : Điều trị viêm amidan bằng trám  chua và phèn chua
Nguyên liệu , thành phần gồm :
   – 12 quả trám chua
   – Một ít  phèn chua
Các bước thực hiện :
  – Đầu tiên bạn hãy rạch quả trám 4-5 vết theo chiều dọc
  – Cho phèn chua vào bên trong quả trám
  – Cuối cùng bạn hãy nhai từ từ số quả trám đó
Tác dụng : giúp ta chữa khỏi những triệu chứng viêm amidan cấp tính
Bài thuốc thứ hai : Điều trị viêm amidan bằng hạnh nhân và thiên hoa phấn
Nguyên liệu , thành phần :
  -10g hạnh nhân
  -15g thiên hoa phấn
Các bước thược hiện
-   Bạn hãy cho các nguyên liệu trên đem sắc thành thuốc uống
-   Ngày uống hai lần
Tác dụng của bài thuốc này cũng là chữa viêm cấp tính
Bài thuốc thứ ba : điều trị viêm amidan bằng huyền sâm và xám chua 
Nguyên liệu gồm 
   – 9g huyền sâm
   – 4 quả xám chua
Các bước thực hiện :
   – Đem tất cả các nguyên liệu trên đi sắc kỹ thành thuốc uống (như thuốc bắc )
   – Bạn hãy uống nó thay vì uống nước chè hàng ngày ( bạn muốn uống lúc nào cũng được )
Công dụng là chữa viêm amidan mạn tính
Ngoài những bài thuốc dân gian thì hiện nay ta có chữa viêm amidan bằng cách sau :
- Ăn cà chua , dưa cải , táo , củ súng , ngó sen và rau xanh
- Uống các nước ép dưa hấu , lê tươi ,  mía , mận , đào ,….
- Nếu bạn bị viêm amidan mạn tính và bị chảy máu chân răng hãy pha cốc nước chanh ấm uống , uống mỗi ngày hai cốc .
- Uống nhiều nước , nên ăn nhẹ , uống giảm đau , hạ sốt , kháng sinh và súc miệng bằng cách dung dịch kiềm ấm
- Phẫu thuật cắt bỏ amidan bị viêm
3.Các biện pháp phòng chống ngăn ngừa viêm amidan
Một số biện pháp phòng chống và ngăn ngừa viêm amidan :
   – Khi trời lạnh phải mặc đủ ấm đặc biệt là cổ và chân tay
   – Không nên uống nước lạnh khi vừa mới hoạt động xong và khi thời tiết lạnh
   – Không hút thuốc vừa làm hại bạn và hại những người xung quanh
   – Khi đi ra đường nên đeo khẩu trang
   – Rửa tay bằng xà phòng khi khi vui chơi và các hoạt động khác
   – Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Trị viêm amindan bằng thuốc nam sẽ vô cùng lành tính và hiệu quả để bạn khắc phục những phiền toái do nó gây ra/

Biện pháp phòng tránh viêm họng hạt cho bé

Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, người hay hút thuốc lá và nhất là trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm họng hạt nhất. Sức đề kháng của bé còn yếu nên khi mắc bệnh cũng rất khó khăn để điều trị. Hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh căn bệnh này cho bé nhé!
Thế nào là viêm họng hạt?
Viêm họng hạt là biến chứng của viêm họng cấp tính, do những yếu tố cá nhân đó là không thường xuyên vệ sinh răng miệng, bị sâu răng kéo dài nhưng chưa điều trị, viêm nhiễm các cơ quan lân cận như viêm mũi, viêm xoang. Khi bị viêm họng hạt phía sau thành họng của người bệnh thường xuất hiện các hiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau.

Khi nào nên cắt amidan

Viêm amidan rất phổ biến ở nước ta. Đây là căn bệnh về đường hô hấp gây ra cho bệnh nhân nhiều phiền toái nhưng không chữa trị kịp thời khiến số lượng ca viêm amidan mãn tính tăng nhanh trong thời gian qua. Viêm amidan mãn tính thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan. Vậy khi nào nên cắt amidan đây?
Các phương pháp điều trị viêm amidan
Có một thời điểm, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt amidan đối với các trường hợp viêm amidan tái đi tái lại, nhưng bây giờ chỉ định này ít hơn rất nhiều. Ngày nay, phấu thuật chỉ được chỉ định nếu như các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm họng


Bệnh viêm họng tuy không ảnh hưởng gì nhiều đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu không chữa trị dứt điểm chúng sẽ phát triển và biến chứng thành bệnh khác nguy hiểm hơn là điều chắc chắn. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc ra thì một chế độ ăn cho bệnh nhân viêm họng là điều cần thiết hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
Chuối: là loại quả mềm không mang tính acid, trái cây như chuối sẽ nhẹ nhàng trên cổ họng của bạn và dễ dàng nuốt ngay cả khi cổ họng của bạn cảm thấy khủng khiếp. Bạn sẽ có thêm lợi ích của tất cả các sinh tố chuối chứa, như vitamin B6, kali, và tất nhiên, vitamin C. 

Sữa và sữa chua: Các loại thực phẩm từ sữa như sữa và sữa chua chính là chiếc áo bảo vệ cổ họng của bạn. Canxi trong cả hai loại thực phẩm và vi khuẩn lành mạnh trong sữa chua sẽ tăng cường cơ thể của bạn và giúp nó để khôi phục một cách nhanh chóng như nó có thể có thể. 


Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Quả trám trị viêm họng hiệu quả

Quả trám được sử dụng như một thực phẩm chế biến các món ăn dân dã ngon miệng. Ngoài ra, trám còn là vị thuốc phòng chữa bệnh đường hô hấp trong những ngày đông hanh khô lạnh lẽo.

Để làm thuốc thường dùng trám trắng, vị chua, ngọt bùi béo tính ôn, vào hai kinh phế và vị, có tác dụng sinh tân dịch, giải khát, thanh giọng, giải độc cá, giải say rượu. Theo bản thảo cương mục, trám chủ trị đau yết hầu (họng).

Trám trắng

 

Quả trám trị viêm họng hiệu quả


Trị khô họng, ho gây mất ngủ (mùa thu đông): 20 - 30 quả trám tươi (bỏ hột) đập giập lấy nước uống. Có thể thêm gừng, đường hay mật để uống.

Viêm họng cấp mạn, amidan, khô rát cổ, mất tiếng: dùng trám muối như chanh muối để ngậm hay pha nước uống. Có thể phối hợp trám tươi để hãm uống chữa đau họng và hạ hư hỏa. 

Sốt cao, khô môi, miệng, khát nước: giã quả trám lấy nước uống.


Cách chữa ho khản tiếng: trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Nước uống sinh tân dịch, chữa ho, thanh nhiệt giải thử: trám tươi 5 quả bỏ hột, kim thạch hộc 5g, thái nhỏ, rễ lau 5g thái nhỏ, mã thầy 5g gọt vỏ, lê gọt vỏ 2 quả, mạch đông 10g, ngó sen 10 miếng. Tất cả nấu với 2 lít nước, đun lửa nhỏ 1 giờ. Để nguội lọc lấy nước uống hàng ngày. Thích hợp cho người luôn cảm thấy miệng khô, hay khạc nhổ nước miếng, ôn bệnh nhiệt thịnh, phổi ráo.

Nước thanh nhiệt: trám tươi 20g bỏ hạt, rễ lau tươi 4 chùm thái nhỏ. Tất cả nấu với 0,5 lít nước trong 30 phút, lọc nước uống nóng. Tác dụng thanh phế, lợi hầu, khử hoả, hoá đàm, thanh can nhiệt, vị nhiệt, sinh tân dịch, khỏi ho.

Canh thanh long bạch hổ thang: củ cải trắng 1kg, trám tươi 5-6 quả (liều lượng tùy số người dùng). Nấu nhừ (trong vài tiếng). Chữa sưng đau rát họng.

Ngộ độc cua cá: trám 30g sắc nước uống.

Say rượu nôn mửa loạn thần: trám trắng tươi giã nhuyễn thêm nước, vắt cốt cho uống ngay.

Trám đen 

Quả trám trị viêm họng hiệu quả

Trám đen có vị chát, ngọt hơi chua, không độc, tính mắt (lương) có tác dụng tiêu viêm, cầm máu, lợi tiểu, tiêu sưng. Để cầm máu, tiêu viêm lấy trám đen ngâm muối rồi nghiền nát sau đó đem chưng lấy nước để ngâm rửa, súc miệng.

Chữa ho khan: trám đen muối 20 quả, vỏ đậu phụ 50g, nước vừa đủ nấu sôi xong chắt lấy nước uống.

Miệng khô, họng rát, khản tiếng: nhai trám đen nuốt nước. Ngày 7 quả, liền 3-4 ngày.

Chữa viêm họng mạn tính, ho rát họng: Nấu trám với chè xanh, mật ong uống.

Ho gà (bách nhật): nấu trám đen với đường phèn lấy nước uống.

Lưu ý: Khi ăn cùi trám nên tách bỏ hạt riêng (nhất là đối với trẻ em) khi ăn trám đen om để tránh hạt tuột vào họng.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Trị viêm họng cho trẻ với một số mẹo đơn giản

Một số bài thuốc chữa viêm họng và ho cho trẻ từ rau hẹ, cá bống...có thể giúp bé khỏi bệnh nhanh chóng. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.

Trị viêm họng cho trẻ với 1 số mẹo đơn giản
Theo y học cổ truyền, ho trẻ em có nhiều nguyên nhân, phần nhiều do phế hàn, phế nhiệt hoặc do thực tích. Bệnh này liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn, bài thuốc phòng chữa ho theo 3 thể chứng thường gặp.
Nếu trẻ ho có đàm loãng nhiều, nước mũi trong, gặp gió lạnh ho tăng do phế hàn... tốt nhất nên ăn ôn bổ phế tiêu đàm gồm:
- Bài 1 (tắc chưng mật ong): Tắc chín 4 - 5 quả, đường phèn 20g, gừng tươi 3 lát, chưng cách thủy chắt lấy nước uống ngày vài lần.
- Bài 2 (vỏ quít, chưng đường phèn): Vỏ quít hoặc vỏ cam 20 - 30g thái lát, đường phèn 20g, gừng 3 lát chưng uống.
- Bài 3 (cá bống kho tộ): Cá bống 2 - 3 con 100g, gừng tươi 3 lát, vỏ quít 20g, thêm nghệ, hành tiêu gia vị vừa đủ kho ăn. Ngoài ra, các món ăn từ thịt, cá, rau, củ, quả, đều cho thêm gia vị cay ấm như gừng, nghệ, tiêu và nên tăng cường ăn rau mùi, kinh giới, tía tô, thìa là, cải cay, húng quế, hành, hẹ, kiệu, đậu phụng... Trái cây nên ăn quít, táo, nho, dâu, na ăn đều tốt.
Nếu ho khan, ho cơn, đàm vàng, đại tiện táo khó, nước tiểu vàng do phế nhiệt... Nên ăn vị bổ mát phế gồm:
- Bài 1 (canh rau hẹ): Rau hẹ 100g, thịt heo băm 50g, đậu hũ non 50g, gia vị gừng, hành vừa đủ nấu ăn.
- Bài 2 (cao củ cải): Củ cải 100g, thái lát, nước mía 2 ly sắc còn 1 ly uống 2 - 3 lần.
- Bài 3 (canh rau má): Rau má 100g, thịt heo 50g băm nhỏ gia vị nấu ăn.
- Bài 4 (canh cá lóc): Cá lóc 1 con nướng chín lấy thịt, rau tần ô 100g thêm gia vị nấu ăn. Nếu ho lâu nên dùng vị: Tang bạch bì 6g, địa cốt bì 6g, bối mẫu 6g, mạch môn 6g, hoàng cầm 4g, cát cánh 4g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, nấu uống hoặc tiềm vịt ăn. Ngoài ra, tăng cường ăn các món khác chế biến chủ yếu có vị rau má, rau hẹ, rau ngót, cải rổ, tần ô, rau diếp, giá đậu, cải soong, mía, chanh, bưởi, sơ ri, dâu đều là vị mát, trẻ em ăn đều tốt.
Nếu trẻ khi ho dễ bị ói ra đàm, bụng đầy, không muốn ăn, thở mệt do thực tích... tốt nhất nên chọn món ăn kiện tỳ tiêu thực, hoá đàm chế biến từ rau hẹ, cải soong, rau mầm, rau ngổ, rau đắng, kiệu, rau mùi, ngò gai, kinh giới, tía tô, thì là, rau húng, ngò gai và các loại rau thơm, rau gia vị như gừng, nghệ, nên ăn trái cây quít, bưởi, khế, đu đủ, bông khế.
Cách trị ho có đờm quá nhiều dùng bài: Hạt cải canh 4g, hạt cải củ 4g, hạt tía tô 4g. Cách dùng sao thơm sắc uống ngày 1 thang. Bài này rất thích hợp trẻ ho đàm khó thở, ăn kém, bụng đầy.
Phòng trị ho hen trẻ em cần lưu ý: Nếu ho do phế hàn tránh thức ăn sống lạnh như cam, măng, cà, nước lạnh, nước dừa, kem lạnh, ốc và thức ăn có vị chua, đắng quá. Nếu do phế nhiệt, tránh ăn khô, cay, nóng mặn quá. Nếu do thực tích, tránh thức ăn chiên xào, thịt nướng rán, nhiều dầu mỡ và những vị khó tiêu.