Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Thời điểm giao mùa và cách phòng ngừa viêm họng cấp

Bệnh viêm họng là bệnh vô cùng phổ biến ai trong chúng ta cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này Bệnh có thời điểm bùng phát mạnh nhất là lúc giao mùa nên ta cần cẩn thận nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh mặc dù cách chữa viêm họng có rất nhiều
Thời tiết giao mùa là lúc môi trường rất thuận lợi cho siêu vi phát triển, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể yếu (đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa sớm.


Bệnh viêm họng lây lan qua tiếp xúc
Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện ở với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi… Nguy cơ dễ mắc nhất là khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt với trẻ em và người gia sức đề kháng kém.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.
Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Do đó, khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều tri viem hong ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.
Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh sau khi tắm xong.
Cách phòng ngừa bệnh cho bé:
- Nâng sức đề kháng của bé bằng việc ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống của bé các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê.
- Giữ ấm vùng hầu, cổ khi thời tiết lạnh với khăng choàng cổ, khẩu trang hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm tần, gừng, tràm, bạc hà.
- Tránh tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm siêu vi.
- Không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều .
- Rửa tay bé thường xuyên với xà phòng đặc biệt các bé đi nhà trẻ.
- Bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
 - Sát trùng cổ họng cho bé mỗi ngày bằng nước muối hoặc sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần thảo dược như tần, tràm, gừng, bạc hà để thường xuyên bảo vệ cổ họng. Do có tác dụng tương hỗ nên các thành phần này cần sử dụng kết hợp và đều đặn để phát huy hiệu quả cao.
Ngoài viêm họng vào thời điểm giao mùa bạn nên chú ý đến viêm mũi dị ứng và viêm xoang cũng là những bệnh bùng phát rất mạnh vào lúc này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét