Amidan chính là phòng tuyến đầu tiên của cơ thể chống lại các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể Bệnh viêm amidan ngày nay khá phổ biến Bệnh có thể tự khỏi nếu là nhẹ nhưng đối với các trường hợp nặng ta cần có phương pháp chữa viêm amidan thích hợp tránh để bệnh kéo dài quá lâu sẽ có những biến chứng nguy hiểm
Viêm amidan có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Đông y gọi viêm amidan là nhũ nga. Loại cấp tính gọi là phong nhiệt nhũ nga còn loại mạn tính gọi là hư hỏa nhũ nga. Nguyên nhân do ăn uống, sinh hoạt không giữ gìn, nóng lạnh đột ngột hoặc phong tà, hàn tà, dịch độc thời khí xâm phạm vào hầu họng gây viêm.
Viêm amidan cấp tính (phong nhiệt nhũ nga) được chia làm 2 thể: thể nhẹ và thể nặng.
Thể nhẹ: Nguyên nhân do ngoại cảm phong nhiệt. Người bệnh có biểu hiện sốt, nhức đầu, amidan sưng đỏ, họng đau, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoạt sác. Cách chữa viêm amidan là sơ phong, thanh nhiệt, tân lương giải biểu. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kim ngân hoa 16g, cát cánh 6g, xạ can 6g, huyền sâm 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi 16g, bồ công anh 16g, sơn đậu căn 12g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
Bài 2: Ngân kiều tán gia giảm: kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g, bạc hà 5g, huyền sâm 16g, đạm trúc diệp 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 5g, cát cánh 6g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trẻ em dùng liều thấp hơn.
Thể nặng: Nguyên nhân do hỏa độc hay nhiệt thịnh ở phế vị. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, miệng khô, tuyến amidan sưng to, loét hoặc hóa mủ, họng đau nhiều, không dám ăn, hạch nổi ở dưới hàm, tiểu tiện đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác hữu lực. Cach chua viêm amidan là thanh nhiệt giải độc ở phế vị, hoạt huyết, bài nùng (trừ mủ). Dùng một trong các bài:
Bài 1: kim ngân hoa 20g, xạ can 8g, hoàng liên 12g, hoàng bá 12g, huyền sâm 16g, sinh địa 16g, tang bạch bì 12g, cam thảo đất 16g, thạch cao 20g. Thạch cao sắc trước 10 phút trước khi cho các vị thuốc khác. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Phức phương lượng cách thang gia giảm: thạch cao sống (sắc trước) 40g, kim ngân hoa 16g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 4g, cát cánh 8g, đạm trúc diệp 12g, chi tử 12g, huyền sâm 16g, bạc hà (cho sau) 4g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Bài 3: Ngưu bàng thang gia giảm: ngưu bàng 12g, hoàng liên 8g, cam thảo đất 12g, liên kiều 12g, thăng ma 10g, đảng sâm 12g, phù bình 12g, cát cánh 12g, thiên hoa phấn 12g, xạ can 8g, sơn đậu căn 12g, lô căn 8g. Sắc uống.
Viêm amidan mạn tính (hư hỏa nhũ nga): Nguyên nhân do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa viêm lên trên gây bệnh. Người bệnh có biểu hiện amidan hay tái phát, miệng khô hơi đau, hôi; ho khan, sốt nhẹ, người yếu mệt mỏi, chân tay đau mỏi, tiểu tiện vàng ít…, mạch hư nhược. Phương pháp chữa là dưỡng âm, thanh phế, hoạt huyết, tiêu viêm. Dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: sinh địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 10g, địa cốt bì 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Bài 2: liên kiều 8g, hoàng kỳ 24g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, trần bì 8g, đương quy 10g, đảng sâm 16g, hạnh nhân 10g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 8g. Sắc uống.
Bài 3: Dưỡng âm thanh phế gia giảm: sinh địa 20g, mạch môn 8g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, đan bì 12g, bối mẫu 8g, cam thảo 4g, bạc hà (cho sau) 4g, thiên hoa phấn 8g, địa cốt bì 8g. Sắc uống.
Nếu bạn mắc viêm họng hạt cũng có thể sử dụng những phương pháp này để giúp chống viêm hiệu quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét