Viêm họng hạt mãn tính là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh này có thể chữa bằng Tây y, Đông y hay bằng các bài thuốc dân gian cũng rất hiệu quả. Dưới đây là cách trị viêm họng hạt theo 3 phương pháp vừa nêu.
1. Sử dụng thuốc Tây y - thuốc kháng sinh :
Không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi viêm họng |
Viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, do virus và do nhiễm khuẩn. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi nguyên nhân gây viêm họng là nhiễm khuẩn. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ gây bất lợi, không
phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn tối ưu nhất cho bệnh viêm
họng. Nguyên tắc điều trị là phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
2. Chữa viêm họng bằng Đông y:
Theo Đông Y, có nhiều nguyên
nhân gây bệnh, thường gặp là do nhiệt độc của phế vị xông lên
và nhiễm khí độc của dịch lệ.
Viêm họng do nhiệt độc
*Triệu chứng: Có ho sốt nhẹ, nuốt thấy vướng mắc ở cổ họng, hoặc cảm thấy hơi đau.
*Cách điều trị như sau:
– Thuốc: ô mai: 2g, Sài đất: 4g, Húng chanh: 2g. Sắc ngậm nuốt dần,
hoặc giã sống ngậm nuốt nuốt dần.
– Châm cứu: hợp cốc (châm tả, Thiếu
dương (thích huyết), Thiên trụ (bình bổ bình tả lưu kim 15′)
Viêm họng do nhiễm khí độc
*Triệu chứng: Bệnh phát nhanh, sốt cao và đột ngột tiếng không trong,
ho tiếng nặng, trong họng có tiếng như kéo cưa, chân tay hơi lạnh, họng
đỏ không có mảng trắng; Rêu lưỡi dày vàng, chất lưỡi đỏ.
*Điều trị:
– Thuốc: Sơn đậu căn: 9g; Cam thảo dây: 6g; Củ rẻ quạt: 8g; Sài đất: 20g. Nước 400ml sắc lấy 150 ml. Mỗi lần cho uống 1-2 thìa cà phê, cách nửa giờ cho uống 1 lần.
– Châm cứu: Dùng các huỵêt trên, nhưng tăng cường độ và thời gian.
Xem thêm:
Triệu chứng viêm họng mãn tính
Xem thêm:
Triệu chứng viêm họng mãn tính
3. Chữa viêm họng bằng vị thuốc dân gian:
Húng chanh
Lá hùng chanh chữa viêm họng rất hay |
Cây húng chanh là cây thân thảo, sống lâu năm. Lá và ngọn non ngoài
việc dùng làm rau gia vị, còn được sử dụng như một vị thuốc giúp trị cảm
cúm, sốt cao, chảy máu cam,
viêm họng, khản tiếng…
Cách thực hiện:
Cách thực hiện:
Lấy 10-20g lá
húng chanh non giã nát vắt lấy nước bỏ xác, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Đối với trẻ em thì cho ít đường phèn vào nước cốt lá húng chanh rồi đem hấp cách thủy, chia trẻ uống 2-3 lần trong ngày.
Đối với trẻ em thì cho ít đường phèn vào nước cốt lá húng chanh rồi đem hấp cách thủy, chia trẻ uống 2-3 lần trong ngày.
Cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt còn gọi là xạ can, có vị
đắng, tính mát, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, tiêu viêm, mát cổ họng,
được dùng để chữa các bệnh về họng như ho, viêm họng, đau họng, khản
tiếng.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu gồm 13 củ rẻ quạt, 120g ma hoàng, 120g sinh khương 120g, 90g tế tân, 90g tử uyển, 90g khoản đông hoa, ½ thăng ngũ vị tử, 7 trái đại táo, bán hạ(chế).
Sắc ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị thuốc còn lại vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu gồm 13 củ rẻ quạt, 120g ma hoàng, 120g sinh khương 120g, 90g tế tân, 90g tử uyển, 90g khoản đông hoa, ½ thăng ngũ vị tử, 7 trái đại táo, bán hạ(chế).
Sắc ma hoàng với 1 đấu 2 thăng nước cho sôi, vớt bỏ bọt, cho các vị thuốc còn lại vào nấu còn 3 thăng, chia làm 3 lần, uống ấm.
Trên đây là một vài phương pháp chữa viêm họng hạt mãn tính theo Đông - Tây y, bạn có thể tham khảo. Tuy vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa, bạn nên đi đến những cơ sở y tế uy tín khám
chữa bệnh, để được điều trị hiệu quả nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét